I. ĐẶC ĐIỂM KHỔ QUA F1 MV-214 & 216
Khổ qua lai F1 MV-214 & 216
Thích hợp cho thị trường Miền Đông
Trái dài 12-14 cm, thu hoạch rộ.
Gai nở to, cơm dày bóng trái, không bị nứt trái vào mùa mưa.
Thời gian thu hoạch: 36-38 NSG, năng suất trung bình: 4-6 kg/gốc.
II. MẬT ĐỘ Trồng KHỔ QUA F1 MV-214 & 216
– Khoảng cách: Hàng x Hàng :1,3 – 1,4m Cây x Cây : 0,5 – 0,6m.
– Khoảng 1.300 – 1.600 cây/1.000m2
: tương đương 13-16 gói (100 hạt ).
III. PHÂN BÓN VÀ LIỀU LƯỢNG:
– Loại phân bón và liều lượng tùy theo từng loại đất và điều kiện thời tiết từng vùng. các loại phân bón để bà con tham khảo và áp dụng như sau: 17.35kg N – 15,5kg P – 19,0kg K tương đương tỷ lệ (1,1 : 1 :1,2).
– Loại phân và lượng phân bón cho 1000m2:
- Phân chuồng : 2,5 – 3 m3
- Vôi : 100kg
- Super lân : 30 kg Urê ((NH2)2CO) : 20 kg
- KCl (Clorua Kali) : 23 kg Nitro Phoska(15-15-15) : 25kg
- DAP : 8.5 kg NPK(20-20-15-TE) : 19kg
– Cách bón :
Bón lót toàn bộ phân chuồng (3m3), Super lân(30kg), Nitro Phoska (13 kg), KCl (10.5kg)
Tưới dặm: 7 ngay sau trồng (NST) : pha loãng 1kg DAP cho 400 – 500 lít nước + 1 chai roots2
Bón thúc sinh trưởng : 15, 25 và 35 (NSG) : 2.0 kg Ur ê + 4 kg Nitro Phoska + 2,5 kg DAP
Bón nuôi trái :
Từ 45 và 55 (NSG) : 4 kg Urê + 5 kg NPK + 4 kg KCl
Từ 65, 75 và 85 (NSG) : 2 kg Urê + 3 kg NPK + 1.5 kg KCl
Lưu ý :
– Phải bón vôi xử lý đất trước khi trồng 7 – 10 ngày trở lên.
– Bà con trồng trong mùa nắng nên sử dụng thêm một số phân vi lượng sau: MgSO4 (2kg), MnSO4 (4kg),
Borax (1,5kg)/1.000m2 bón lót vào trong đất hoặc dùng Magnisal, Botrac… phun qua lá.
– Kiểm tra côn trùng chích hút (môi giới truyền bệnh vót ngọn) mặt dưới thường xuyên để phòng trị kịp thời.
IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI KHỔ QUA LAI F1:
– Côn trùng gây hại khổ qua
* Côn trùng chích hút: rầy xanh luân phiên phun ngừa 1 trong các loại thuốc: Bm promax, Actara,
Lannate, Hopsan, Bassa, Padan ( nhật )…, phun kỹ mặt dưới lá để trị rầy và ngừa bệnh virus.
* Ruồi đục trái: hái bỏ tất cả những trái bị hại đem chôn nơi khác, phun thuốc: Polytrin, Vizubon , làm bẫy
vàng (kích thước 30 – 40cm) khoảng 30 – 40 cái/1000m2.
* Sâu ăn tạp: Chủ yếu sâu xanh, sâu khoang: gây hại suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bà
con sử dụng các loại thuốc sau: Lannate, Alex, Radiant, Regent… phun vào mặt dưới lá lúc chiều mát.
.
– Bệnh hại khổ qua
* Bệnh phấn trắng: thường xảy ra khi nhiệt độ khoảng 20-250C, ẩm độ cao (vùng đồng bằng bệnh gây hại
mạnh trong vụ Đông Xuân, vùng cao gây hại quanh năm), phun luân phiên các loại thuốc sau: Kumulus,
Score, Dithane M-45, Daconil, Encoleton, anvil. Tilt-super… (Kumulus không nên phun giai đoạn có
nhiệt độ cao).
* Bệnh đốm lá: phòng trừ bằng cách tỉa bỏ các lá già phía dưới, dùng một trong các loại thuốc sau: Score,
Aliette, Ridomil, Coc – 85, Topsin, Ben, … nên phun kỹ các lá già bên dưới.